Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thông tư số 29/2019/TT-BYT ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định việc xây dựng, ban hành và tổ chức triển kh...

Tuyên truyền, Phổ biến  
Thông tư số 29/2019/TT-BYT ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định việc xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật về y tế

Thông tư số 29/2019/TT-BYT ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định việc xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật về y tế.

Sau khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016 thì Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 hết hiệu lực thi hành. Và như vậy, một số nội dung của Thông tư số 22/2014 ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc soạn thảo, ban hành và tổ chức triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật về y tế cũng hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp do Thông tư số 22/2014 ban hành căn cứ vào Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. Chính vì vậy, để giải quyết các bất cập này thì cần thiết phải tiến hành sửa đổi Thông tư số 22/2014

Thông tư quy định về lập đề nghị chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về y tế; soạn thảo, thẩm định, trình ban hành, tổ chức triển khai, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật và kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về y tế.

Một số điểm mới so với Thông tư 22/2014, đó là: quy định rõ trách nhiệm của Lãnh đạo Bộ trong việc chỉ đạo công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về y tế; quy định mới đối với các nội dung về đánh giá tác động thủ tục hành chính trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật có chứa thủ tục hành chính và kiểm soát ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh; trách nhiệm phối hợp giữa Vụ Pháp chế - Bộ Y tế  với các cơ quan có liên quan;  tiêu chí về tiến độ soạn thảo, chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một trong những căn cứ để đánh giá, bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm đối với các tổ chức, cá nhân. và quy định rõ việc xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về y tế như sau:

Thông tư số 29/2019/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2020.

Thông tư số 33/2019/TT-BYT ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành.

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015; Nghị định số 34/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 75/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ trưởng Bộ Y tếban hành Thông tư số 33/2019/TT-BYT ngày 26/12/2019 bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành.

Thông tư bãi bỏ toàn bộ 02 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành:Quyết định số 385/2001/QĐ-BYT ngày 13 tháng 02 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định nhiệm vụ kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các cơ sở y tế và Chỉ thị số 04/2003/CT-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường chăm sóc trẻ sơ sinh nhằm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh.

Thông tư bãi bỏ Chương 3 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Việc bãi bỏ một phần hay toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật này đồng nghĩa với việc các văn bản này đã hết hiệu lực một phần hoặc toàn bộ, và có thểđãđược thay thế bởi một quy định hay một văn bản quy phạm pháp luật khác.

Thông tư số 33/2019/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2020.

Thông tư số 34/2019/TT-BYT ngày 30/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y và tổ chức chỉ đạo hoạt động kết hợp quân dân y.

Kết hợp quân dân y là sự kết hợp giữa lực lượng quân y và lực lượng dân y nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng y tế bao gồm cả tổ chức, nhân lực, trang thiết bị và nhiệm vụ bảo đảm y tế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân, bộ đội và đáp ứng các tình huống về y tế.Với mục tiêu cùng chăm lo bảo vệ sức khỏe nhân dân, ngày 30/12/2019 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 34/2019 quy định về tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y và tổ chức chỉ đạo hoạt động kết hợp quân dân y.

Thông tư này quy định vềhình thức tổ chức; tiêu chí thành lập; thẩm quyền thành lập; vị trí pháp lý và chức năng, nhiệm vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y. Đồng thời, quy định về thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban quân dân y các cấp. Đây chính là cơ sở pháp lý để các cơ sở khám, chữa bệnh quân dân y triển khai thực hiện theo đúng quy định.

Thông tư số 34/2019/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2020.

Thông tư số 35/2019/TT-BYT ngày 30/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Thông tư 35 quy định phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhằm xác định đúng, chính xác và phù hợp với văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn liên quan đến y tế mà người đó đã được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, phù hợp với năng lực thực hiện được các kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề theo chuyên khoa đăng ký và phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, việc quy định phạm vi hoạt động chuyên môn phải phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc biệt tại tuyến huyện, xã, thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn và nhằm bảo đảm chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và an toàn cho người bệnh.

Thông tư số 34/2019/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2020.​


http://www.cpcs.vn/