Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kết quả cải cách hành chính năm 2023 của Bộ Y tế

Tuyên truyền, Phổ biến  
Kết quả cải cách hành chính năm 2023 của Bộ Y tế
Theo Báo cáo số 1579/BC-BYT ngày 20/12/2023 của Bộ Y tế, năm 2023 là điểm sáng về cải cách hành chính trong toàn ngành. Một số kết quả nổi bật ngành Y tế đạt được trong công tác cải cách hành chính năm 2023 như sau:

Công tác chỉ đạo, điều hành

Năm 2023, Bộ Y tế tiếp tục thực hiện các công việc trong công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính (CCHC) theo Kế hoạch CCHC năm 2023 và các nội dung của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ đã ban hành.

Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tự chấm điểm đánh giá xác định chỉ số CCHC cấp Bộ năm 2022 theo đúng tiến độ và kế hoạch của Ban Chỉ đạo CCHC Chính phủ, gửi Bộ Nội vụ đúng thời hạn quy định. Lập danh sách cán bộ, công chức tham gia điều tra xã hội học và phối hợp với Bưu điện thành phố Hà Nội thực hiện điều tra xã hội học theo đúng kế hoạch.

Từ 15/12/2022-14/12/2023, Bộ Y tế được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tổng số 257 nhiệm vụ. Số nhiệm vụ đã hoàn thành là 107, số nhiệm vụ đang thực hiện là 150, trong đó, 14 nhiệm vụ chưa hoàn thành.

Về cải cách thể chế

Năm 2023,  Bộ Y tế đăng ký tổng số 13 đề án đăng ký đưa vào Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hiện Bộ Y tế đã hoàn thành 8/13 đề án đăng ký trong Chương trình công tác của Chính phủ năm 2023 (đạt 62%).

Tính đến 30/11/2023, Bộ Y tế đã kiểm tra 141 văn bản là các văn bản hành chính, các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) theo thẩm quyền của Bộ Y tế do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc TW ban hành. Tổ chức các cuộc họp kiểm tra đối với các văn bản thuộc lĩnh vực môi trường, y tế để kịp thời phát hiện và xử lý đối với các văn bản có nội dung chưa phù hợp.

Về cải cách thủ tục hành chính

Năm 2023, Bộ Y tế ban hành 16 quyết định công bố sửa đổi, bổ sung,  bãi bỏ thủ tục hành chính (TTHC); công bố mới 17 thủ tục; sửa đổi, bổ sung 127 thủ tục; bãi bỏ 45 thủ tục. Số TTHC thuộc phạm, vi quản lý của Bộ đã ban hành và công bố, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. 100% tổ chức, cá nhân đều hài lòng khi giải quyết TTHC tại các đơn vị của Bộ Y tế.

Tính đến 30/11/2023, Bộ Y tế đã triển khai thực hiện 23/163 phương án đã được Chính phủ phê duyệt (đạt 14,1%). Hiện các đơn vị của Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các VBQPPL thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế theo quy định.

Về cải cách tổ chức bộ máy

Bộ Y tế đã trình Chính phủ Đề án sắp xếp các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; theo dự thảo Đề án, Bộ Y tế dự kiến sắp xếp giảm 04 bệnh viện trực thuộc Bộ, chuyển giao về các Bộ, ngành địa phương quản lý (Bệnh viện 74 TW chuyển giao nguyên trạng về UBND tỉnh Vĩnh Phúc quản lý; Bệnh viện 71 TW và Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng TW tổ chức lại thành hai bệnh viện thực hành của Trường Đại học Y Hà Nội; Bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam tổ chức lại thành cơ sở 3 của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế).

Hiện Bộ Y tế có 80 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, trong đó có 03/80 đơn vị do Ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên. Các đơn vị sự nghiệp do Ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên và đảm bảo một phần chi thường xuyên được giao là 14.462 người.

Về cải cách chế độ công vụ

Năm 2023, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 03/2023/TT-BYT ngày 17/02/2023 hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập; Thông tư số 19/2023/TT-BYT ngày 06/11/2023 hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế.

Trong năm, Bộ Y tế đã phân cấp thẩm quyền tổ chức tuyển dụng công chức cho các Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Bộ Y tế thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng công chức của các đơn vị đã phân cấp. Năm 2023, Bộ Y tế tiếp nhận không qua thi tuyển 16 trường hợp, phê đuyệt kế hoạch tuyển dụng của 04 Cục thuộc Bộ.

Việc kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ được Bộ Y tế quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Rà soát, đôn đốc đơn vị thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ bổ nhiệm đối với các đơn vị đã có cp trưởng sắp hết thời hạn giữ chức vụ 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Từ năm 2022 đến nay, Bộ Y tế thực hiện không bổ nhiệm lại 2 đồng chí cấp trưởng đơn vị sự nghiệp đã giữ 2 nhiệm kỳ liên tiếp và điều động, sắp xếp chức vụ công tác khác.

Về cải cách tài chính công

Theo Quyết định số 1513/QĐ-TTTg ngày 03/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn Ngân sách nhà nước năm 2023, Bộ Y tế được giao 2.063,4 tỷ đồng (gồm: vốn trong nước theo ngành, lĩnh vực là 598,4 tỷ đồng; theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội là 1.465 tỷ đồng).

Tình hình phân bổ kế hoạch vốn năm 2023: Đối với vốn trong nước theo ngành, lĩnh vực đã phân bổ cho các dự án đủ thủ tục đầu tư là 598,4 tỷ đồng (gồm dự án chuyển tiếp là 08 dự án với số vốn là 585,8 tỷ đồng; dự án khởi công mới là 02 dự án với số vốn là 12,6 tỷ đồng).

Bộ Y tế có 35 đơn vị đã được giao tự chủ tài chính giai đoạn 2022 - 2025. Đối với 57 đơn vị còn lại, Bộ Tài chính đã thống nhất và Bộ Y tế đã có Quyết định giao tự chủ cho 31 đơn vị. Ngày 28/6/2023, Bộ Y tế đã ban hành văn bản xin ý kiến thm định của Bộ Tài chính đối với phương án phân loại tự chủ tài chính cho 24 đơn vị.

Về xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số

Năm 2023, Ban Cán sự đảng Bộ Y tế đã ban hành Nghị quyết số 157-NQ/BCSĐ ngày 03/2/2023 về chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo.

Bộ Y tế, Bộ Công an và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối  hợp thống nhất quy trình liên thông dữ liệu cơ bản về nguồn lực y tế. Hiện Bộ Y tế đang phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng tài liệu hướng, dẫn, phương án tiếp nhận dữ liệu nguồn lực y tế cơ bản từ Bảng 1 đến Bảng 9. Dự kiến đầu năm 2024 sẽ hoàn thiện việc tiếp nhận theo dữ liệu XML và API trên Cổng Thông tin điện tử và hướng dẫn các đơn vị thực hiện và kết nối, chia sẻ dữ liệu kết quả khám sức khỏe phục vụ cấp đôi giấy phép lái xe; giấy chứng sinh, giấy báo tử.

Ngày 31/10/2023, Bộ Y tế đã ban hành quy định các trường thông tin sức khỏe cá nhân hiển thị trên ứng dụng VNeID thí điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chỉ đạo các bệnh viện tuyến TW và các bệnh viện thuộc bộ, ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội gửi dữ liệu nhóm thông tin cơ bản về y tế lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và hoàn thiện Cơ sở dữ liệu chuyên ngành kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư….

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và giám định thanh toán bảo hiểm y tếkhám chữa bệnh từ xa. Kết nối liên thông giữa 63 Sở Y tế, 63 cơ quan Bảo hiểm xã hội, 99,5% cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc với hệ thống giám định của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Xây dựng, triển khai phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử và một số hệ thống khác...

Theo báo cáo của 47 Sở Y tế các tỉnhthành phố trực thuộc TW và 33 Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc các trường đại học ydược: 87,9% bệnh viện trực thuộc Bộ và thuộc các trường đại học ydược đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt; khoảng 63,8% Sở Y tế các địa phương có 50% trở lên số cơ sở khám chữa bệnh triển khai thanh toán không dùng tiền mặt đạt tỷ lệ, trong đó, 25,5% địa phương đạt 100%. Bộ Y tế đang thí điểm thanh toán viện phí qua Cổng Dịch vụ công quốc gia tại Bệnh viện Nhiệt đới TW, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh./.​


http://caicachhanhchinh.gov.vn/