Skip Ribbon Commands
Skip to main content

7 bước giúp chống lại mệt mỏi và suy nhược sau mắc COVID-19

Tin Y tế Tin phòng, chống dịch  
7 bước giúp chống lại mệt mỏi và suy nhược sau mắc COVID-19
Sau khi ‘chiến đấu’ với COVID-19, mệt mỏi có thể là một triệu chứng kéo dài phổ biến gây khó khăn cho bệnh nhân và thường khiến họ không thể tiếp tục cuộc sống theo cách bình thường…

Nếu bạn đã mắc COVID-19, tình trạng mệt mỏi  khá phổ biến. Bạn có thể cảm thấy kiệt sức, ngay cả khi đã ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ.

Một số người cũng có thể bị đau nhức, tê cứng và mất nhiều thời gian để hồi phục. Tình trạng mệt mỏi sau COVID-19 không chỉ xảy ra ở bệnh nhân COVID-19 nhập viện mà còn ảnh hưởng đến cả những người bệnh  nhẹ, đang hồi phục tại nhà. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi đầy đủ, chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện thói quen lành mạnh… có thể giúp bạn vượt qua tình trạng mệt mỏi thường xuyên. Nếu bạn vừa mới hồi phục sau COVID-19, đây là một số cách để khắc phục tình trạng mệt mỏi và kiệt sức sau COVID-19:

1.Tránh tập luyện cường độ cao

Tập thể dục sau phục hồi rất tốt để thoát khỏi đau nhức, mệt mỏi. Tuy nhiên, hãy tập từ từ. Để tiết kiệm năng lượng, hãy giảm số lượng tập luyện hoặc các hoạt động hàng ngày. Thay vào đó, bạn có thể thực hiện các chế độ nạp năng lượng như thiền, đi bộ chậm, yoga, massage trị liệu và châm cứu…

2. Nhận nhiều vitamin D ngoài trời giúp giảm mệt mỏi

Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất, Đây là một dạng vitamin tích cực tham gia vào các hoạt động thúc đẩy sức khỏe như chuyển hóa canxi, hoạt động của hệ thần kinh cơ và hệ miễn dịch của cơ thể. Cố gắng dành 15-20 phút bên ngoài mỗi ngày. Đừng quên các biện pháp phòng ngừa an toàn. Bất cứ khi nào bạn ở ngoài trời, hãy đeo khẩu trang và duy trì khoảng cách…

3. Bổ sung thêm các loại hạt

Một số loại hạt là nguồn bổ sung dồi dào các loại vitamin và khoáng chất chống mệt mỏi như canxi, đồng, sắt, magiê, kali, phốt pho, protein, riboflavin, vitamin A,C,E,K, B6 và kẽm… Các vitamin và khoáng chất này sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của của cơ thể và giúp người bệnh mau khỏe lại.

4. Có một chế độ ăn uống bổ dưỡng

Chế độ ăn uống nên bao gồm thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng như cháo, súp… Tránh ăn quá nhiều đường, đồ chiên rán và thực phẩm chế biến sẵn.

5. Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Cung cấp đủ nước là chìa khóa quan trọng khi người bệnh đang hồi phục. Chất lỏng sẽ giúp chống lại sự mệt mỏi và kiệt sức. Có thể bổ sung chất điện giải như dung dịch ORS, nước hoa quả, trà…

6. Đảm bảo rằng bạn tuân theo một chu kỳ ngủ thích hợp

Người bệnh càng nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp phục hồi nhanh hơn. Ngủ và thức dậy sớm có thể có lợi cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Nó có thể làm tăng năng suất, tâm trạng bằng cách làm cho bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tích cực và sôi nổi hơn. Tuy nhiên, để hình thành thói quen ngủ sớm, hãy tránh các thiết bị một giờ trước khi đi ngủ và tuân thủ các biện pháp vệ sinh phòng ngủ…

7. Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các công việc và chia nhỏ các công việc trong một ngày

Do còn mệt mỏi nên bạn đừng vội vàng lao vào công việc ngay. Trong trường hợp bạn đang tiếp tục công việc, hãy cố gắng sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những công việc quan trọng trong ngày mà bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng nhất và ít kiệt sức hơn. Nó có thể khiến bạn cảm thấy kiểm soát được và không khiến bị cạn kiệt năng lượng.